- Tôi đang đi làm cho một cơ quan cấp 2 thuộc một Hội nghề nghiệp hợp đồng lao động tôi được ký trực tiếp với Chủ tịch Hội - cơ quan cấp 1 (Hội nghề nghiệp).
TIN BÀI KHÁC
- Tôi đang đi làm cho một cơ quan cấp 2 thuộc một Hội nghề nghiệp hợp đồng lao động tôi được ký trực tiếp với Chủ tịch Hội - cơ quan cấp 1 (Hội nghề nghiệp).
TIN BÀI KHÁC
Cùng bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản Nhi hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử vào năm 2020. Bệnh án điện tử góp phần tiết kiệm chi phí đồng thời đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đặc biệt, trong tương lai, khi hồ sơ bệnh án điện tử tích hợp phần mềm hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS), hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS), hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y khoa (PACS), bác sĩ thuận lợi tìm kiếm các thông tin liên quan đến tiền sử khám chữa bệnh của bệnh nhân, tạo cơ sở đưa ra các chẩn đoán và quyết định điều trị an toàn, hiệu quả hơn.
Ngoài hồ sơ bệnh án điện tử, Quảng Ninh cũng đi đầu cả nước trong triển khai xây dựng hệ thống Telemedicine (y tế từ xa) đến tất cả các đơn vị tuyến huyện phục vụ công tác hội chẩn từ xa, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật qua mạng internet. Nhờ đó, ác bệnh viện của Quảng Ninh có thể kết nối với nhiều chuyên gia, bác sĩ tại nhiều bệnh viện để chẩn đoán cấp cứu cấp tốc, thực hiện ca mổ cứu sống bệnh nhân nguy kịch... Quảng Ninh hiện có có 31 điểm cầu cùng hệ thống Telemedicine của tỉnh kết nối đến 18 bệnh viện tuyến Trung ương theo đề án Khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế (Telehealth).
Chuyển đổi ngành y đồng thời góp phần giảm bớt thủ tục phiền hà tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng như giảm áp lực công việc cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc thuận tiện Theo đó, hiện Quảng Ninh đưa vào thực hiện 169 TTHC, với 100% thủ tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. 9 tháng năm 2022, đã có 1.670 hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổi số y tế
Chuyển đổi số y tế là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia và chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Hướng tới phát triển y tế số chăm lo toàn diện sức khoẻ cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, bên cạnh công tác phát triển chuyên môn kỹ thuật, ngành y tế Quảng Ninh xác định triển khai nhiều kỹ thuật, giải pháp mới cũng như chú trọng đầu tư, ứng dụng CNTT, công nghệ số vào mọi hoạt động.
Hiện Quảng Ninh nhắm đến nhiệm vụ trong tâm hàng đầu trong chuyển đổi số lĩnh vực y tế là duy trì, hoàn thiện hồ sơ sức khỏe toàn dân bảo đảm liên thông khi khám chữa bệnh, thực hiện hướng dẫn phòng ngừa và chữa bệnh ngay từ gia đình.
Quảng Ninh phấn đấu nhân rộng mô hình bệnh viện thông minh, 100% các cơ sở khám chữa bệnh đều sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tích hợp hệ thống dữ liệu các đơn vị y tế toàn ngành vào hệ thống các tuyến, thậm chí lên cả tuyến trung ương; triển khai trung tâm điều hành thông minh tại sở y tế giúp ngành quản lý được tất cả thông số kỹ thuật, các thông tin tình hình bệnh tật, dịch bệnh trên địa bàn, khám, chữa bệnh BHYT; triển khai trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh.
Cùng với đó, ngành y tế Quảng Ninh cũng chú trọng thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian khám chữa bệnh giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực, nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc, ứng dụng thanh toán viện phí điện tử và đơn thuốc điện tử…. tất cả hướng đến sự hài lòng của người bệnh, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển đổi số y tế quốc gia và chuyển đổi số trong toàn tỉnh.
K.A
">Mới đây, Sở TT&TT cùng Sở NN&PTNT Đồng Tháp đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số với VNPT Đồng Tháp. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn, Đồng Tháp đã xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ số tiêu biểu trong nông nghiệp như: Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu; ứng dụng bẫy đèn thông minh để dự báo sâu rầy; ứng dụng ảnh viễn thám để xác định diện tích cây trồng; hệ thống bơm tưới tự động...
Dù vậy, đây chỉ là bước đầu. Do chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp vẫn còn rời rạc. Do đó, cần sự tham gia tư vấn, cung cấp giải pháp về phát triển nông nghiệp, nông thôn của doanh nghiệp.
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Tuyên nêu ra điểm khác biệt giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống là áp dụng công nghệ kỹ thuật số như AI, Big Data, IoT vào các hoạt động của ngành. Các doanh nghiệp số Việt Nam đóng góp vai trò ngày càng quan trọng, cho ra đời nhiều sản phẩm, giải pháp hữu ích như: Giải pháp nền tảng IoT hỗ trợ doanh nghiệp quản lý môi trường, vận hành và giám sát quá trình nuôi, trồng; hệ sinh thái nông nghiệp số cung cấp sản phẩm, giải pháp tích hợp giúp kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng; ứng dụng công nghệ data analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý.
Ông Võ Quốc Trung, Ban Chuyển đổi số tài nguyên, môi trường và nông nghiệp (Tập đoàn VNPT) chia sẻ tập đoàn đã ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi số nông nghiệp; khai trương 2 cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp. Mục tiêu của VNPT là đồng hành cùng ngành Nông nghiệp trong việc chuyển đổi số, đến năm 2025 hình thành không gian nông nghiệp số.
Theo ông Trung, để thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cần một số giải pháp như Xây dựng hệ thống thông tin ngành Nông nghiệp; có giải pháp kết nối cung - cầu nông sản; quản lý chuỗi giá trị nông sản; quản lý nông thôn thông minh. Bên cạnh đó là xây dựng bộ giải pháp nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thu hoạch thông minh; truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn Việt Nam; minh bạch thông tin sản phẩm “từ trang trại tới bàn ăn”…
Trước đó, Đồng Tháp đã ban hành Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Nền tảng chuyển đổi số chia thành 3 giai đoạn, giai đoạn đầu là ứng dụng công nghệ số để số hóa dữ liệu quản lý, quy trình xử lý, báo cáo, lưu trữ dữ liệu thông qua phát triển hệ thống phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, nền tảng nông nghiệp số trực quan hóa dữ liệu báo cáo của tất cả lĩnh vực dưới dạng biểu đồ, bản đồ, hình ảnh; hỗ trợ quản lý dữ liệu sản xuất an toàn, truy xuất nguồn; ứng dụng công nghệ vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong việc thiết lập, giám sát.
Trong giai đoạn tiếp theo, nền tảng chuyển đổi số sẽ tăng cường hơn nữa việc tự động hóa thu thập, xử lý, thống kê số liệu thông qua ứng dụng công nghệ viễn thám; thông qua thiết bị giám sát IOT, thuật toán trí tuệ nhân tạo để quản lý, cảnh báo dịch hại, thiên tai v.v..
Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong đề nghị công ty Rynan Technologies Việt Nam tiếp tục hoàn thiện dữ liệu; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ thêm về phân cấp, phân quyền trong cập nhật, quản lý dữ liệu; tích hợp thêm một số hệ thống thông tin liên quan đến nông nghiệp hiện đang sử dụng.
Điều này phù hợp với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”. Đó là hoàn thành xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp (data warehouse/kho dữ liệu) chuyên sâu phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản. Hoàn thành xây dựng công cụ, phần mềm phục vụ thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn.
">“Tôi nhớ năm 2004, mình đã quyết định bỏ 5 triệu USD đầu tư giải pháp để số hóa hoạt động của công ty. Lúc đó, công ty phải dành nguyên 1 tầng để đặt sever chạy cho phần mềm này chứ không phải là thuê dịch vụ đám mây như hiện nay. Việc bỏ ra số tiền lớn như vậy để đầu tư được xem là quá mạo hiểm, thậm chí có người tưởng tôi bị thần kinh. Ngay cả Hội đồng quản trị của công ty cũng không ủng hộ việc này. Bản thân tôi lúc đó cũng lo vì bộ máy không muốn thay đổi cái mới mà vẫn muốn vận hành cái cũ và không biết khách hàng có sử dụng hay không” Shark Liên (bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn AquaOne) đã mở đầu câu chuyện chuyển đổi số của công ty như vậy.
Thế nhưng, cho dù nhiều ý kiến phản đối, nhưng Shark Đỗ Liên vẫn quyết định đầu tư, vì chỉ có như vậy mới giải quyết được vấn đề của công ty và làm thỏa mãn khách hàng. Lúc đó, công ty đang gặp phải vấn đề là số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm tới vài chục triệu, nhưng lại quản lý theo cách thủ công và bị thất thoát rất nhiều. Nếu tiếp tục như vậy, công ty sẽ không thể mang sản phẩm bảo hiểm tiếp cận đến từng người dân Việt Nam được, kể cả vùng sâu vùng xa. Ban đầu, giải pháp này vẫn có những công đoạn phải sử dụng thủ công, nhưng giải pháp quản lý bảo hiểm này đã giúp công ty số hóa hoạt động và tránh không bị khách hàng trục lợi bảo hiểm. Khi triển khai giải pháp này đã giúp công ty phát hiện ra những trường hợp trục lợi bảo hiểm ngay từ khâu khai báo. Bên cạnh đó, giải pháp này giúp công ty không bị chiếm dụng phí.
“Khi tôi nghe đối tác giới thiệu về giải pháp của họ, mắt tôi sáng lên và tôi cảm giác như muốn nuốt chửng nó vì đã giải đúng được bài toán mà công ty tôi cần. Sau khi triển khai giải pháp này, tôi đi bất kỳ đâu cũng có thể quản lý công ty với các chỉ số được cập nhật online ngay trên chiếc điện thoại của mình. Tôi nắm được mỗi ngày có bao nhiêu hợp đồng về, tiền đang nằm ở đâu và dòng tiền của công ty ra sao. Nhưng giải pháp này cũng có cái dở là bằng tiếng Anh nên khi tôi chuyển số báo cáo cho Bộ Tài chính, Kiểm toán… sẽ phải Việt hóa nên sẽ có lỗi. Cho đến thời điểm này App bảo hiểm Lian đã có trải nghiệm tốt cho khách hàng. Đến bây giờ tôi mới thấy rằng nếu không ứng dụng chuyển đổi số thì không thể thành công được, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm. Cũng chính vì chúng tôi là người đi đầu trong chuyển đổi số nên các đối tác nước ngoài sẵn sàng hợp tác với chúng tôi” Shark Đỗ Liên nói.
Ban đầu khi áp dụng giải pháp này trong công ty, nhân viên cũng không mặn mà, thậm chí có những người đã rời khỏi công ty. Thế nhưng, người đứng đầu không quyết tâm áp dụng công nghệ mới và làm một cách quyết liệt thì không thể thành công được.
Lúc đó, Shark Liên phải đi tới một quyết định chấp nhận thay máu công ty để bước vào giai đoạn số hóa vì sự phát triển công ty trong tương lai. Nếu không số hóa, không có dữ liệu khách hàng sẽ không thể phát triển khách hàng và phục vụ họ tốt nhất được. Công ty đã có thể giải tất cả các bài toán khó khăn của công ty, đồng thời hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Lian là công ty bảo hiểm đầu tiên có thể cam kết trả bảo hiểm bồi thường trong 1 phút 30 giây. Tập dữ liệu của công ty cũng đã hỗ trợ tái tạo lại khách hàng khiến thị phần công ty tăng trưởng rất mạnh.
“Tôi là người phụ nữ không có chuyên môn về công nghệ nhưng lại rất yêu công nghệ. Công nghệ dạy chúng ta tính trung thực và sự minh bạch. Bây giờ, sau một thời gian tích lũy, tôi có thể hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp với công nghệ. Bây giờ công ty cũng đã xây dựng đội ngũ công nghệ mạnh. Tôi muốn bây giờ có thể quay hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp không phải mày mò về công nghệ như chung tôi ngày trước nữa mà dành nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của mình” Shark Liên chia sẻ.
Không chỉ ứng dụng công nghệ trong bảo hiểm, Shark Liên nói rằng bà đã ứng dụng công nghệ xây dựng nhà máy nước thông minh. Đây là máy nước hiện đại hàng đầu Việt Nam. Shark Đỗ Liên, bà “trùm trứng” Ba Huân hay bà “trùm sữa” Thái Hương là người phụ nữ không chuyên về lĩnh vực CNTT, nhưng lại là những người đi đầu về chuyển đổi số để làm cuộc cách mạng trong chính công ty của họ để vươn tới vị trí hàng đầu. Họ chính là nguồn cảm hứng cho cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.