Làm cách nào để cứu cậu con trai cả hai vợ chồng họ đang rất lúng túng. Họ chỉ còn biết chờ đợi và hy vọng sự cứu giúp của cộng đồng.Mất một con mắt
Một lần tình cờ cúp điện vào buổi tối, anh Trần Đức Vũ nhìn thấy trong mắt con Trần Đức Tấn Phát (sinh năm 2017 ở trọ số 176/2 đường Trần Thanh Mại, P Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM) có một đốm sáng như mắt mèo. Ban ngày nhìn lại không thấy ánh sáng đó cũng như mắt bé không đỏ không đổ ghèn. Lúc đó, anh Vũ lại nghĩ có thể do anh nhìn nhầm.
 |
Bé Phát đã phải bỏ một con mắt. |
Thời gian sau, cậu con trai đi đứng không vững, đó là biểu hiện của bệnh, nhưng anh Vũ cũng không hề hay biết. Dấu hiệu đó càng ngày càng nặng thêm, anh đưa con đến BV Mắt TP.HCM.
Hai vợ chồng anh chị bàng hoàng khi bác sĩ chẩn đoán đó là căn bệnh ung thư nguyên bào võng mạc. Bác sĩ chỉ định phải mổ gấp để bỏ con mắt đó, nếu như để lâu sẽ ảnh hưởng tới con mắt còn lại.
“Chúng tôi nghe bác sĩ tư vấn mà muốn gục ngã. Chúng tôi không ngờ con còn bé mà đã mắc căn bệnh nguy hiểm đến như vậy. Từ bé đến giờ bé có đau ốm gì đâu vẫn khỏe mạnh và chơi ngoan”, chị Trần Thị Hưởng nói như vậy.
Việc điều trị của bé Phát không chỉ dừng lại việc phẫu thuật bỏ mắt phải mà còn phải được điều trị bằng nhiều đợt hóa chất.
 |
Một mình cha làm công nhân không đủ tiền chữa bệnh cho con. |
Từ ngày phát hiện bệnh, bé Phát phải điều trị và thăm khám ở cả hai viện. Chi phí đi lại và tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế khiến gia đình chị Hưởng gặp khó khăn.
Đến hiện tại, họ đang rất lúng túng vì không thể vay thêm tiền điều trị cho con. Nếu như thiếu thuốc điều trị thì có lẽ chút ánh sáng còn lại của cuộc đời bé cũng sẽ không còn.
Cha mẹ không đủ tiền cứu con mắt còn lại
Hai vợ chồng anh Vũ và chị Hưởng có 2 đứa con, đứa lớn phải gửi ông bà ở quê chăm sóc và cho đi học. Hai vợ chồng vào TP.HCM làm công nhân thuê một phòng trọ để sinh sống. Nếu như con khỏe mạnh cả hai vợ chồng cùng đi làm tổng lương cứng của hai vợ chồng được 11 triệu đồng, tháng nào có tăng ca được tổng thu nhập khoảng 14 triệu đồng.
Số tiền này, dùng để chi phí sinh hoạt và hằng tháng hai vợ chồng gửi tiền về quê cho con ăn học. Nếu như tháng nào ít công việc vợ chồng chị cũng tích góp được vài triệu phòng khi ốm đau.
 |
Nếu như không có tiền tiếp tục điều trị thì chút ánh sáng còn lại có thể cũng sẽ mất. |
Cuộc sống của họ đang bình yên thì tai họa bất ngờ ập xuống. Số tiền tích góp của vợ chồng trong suốt thời gian dài, chỉ tiêu trong vòng chưa tới một tháng đã hết sạch.
Cậu con trai vẫn chưa khỏi bệnh, có khi sáng ở viện này, chiều phải qua viện khác cộng với chi phí điều trị ngoài danh mục, nên rất tốn kém.
Ngoài sự chia sẻ hỗ trợ của người thân và bạn bè, họ bắt đầu phải vay những khoản nợ ngoài để chữa bệnh cho con. Hai vợ chồng anh Vũ và chị Hưởng đang mắc nợ ngân hàng 170 triệu đồng và bạn bè người thân 45 triệu đồng. Để vay mượn được số tiền như vậy, họ đã phải hỏi khắp mọi nơi.
Chia sẻ với chúng tôi chị Hưởng nói: “Nhìn con em tội lắm, cháu mới chỉ bi bô gọi cha mẹ thôi chưa biết gì cả. Bé đau chỉ biết khóc, có biết nói với cha mẹ gì đâu. Em buốn lắm chẳng biết số phận con sẽ ra sao. Một mình chồng em đi làm để giữ chỗ, nghỉ nhiều người ta sa thải thì tiền ăn cũng không có, nói gì tới chữa bệnh cho con”.
Cơ hội chữa bệnh cho bé Phát thật mong manh, bé chỉ còn hy vọng vào sự chung tay chia sẻ của bạn đọc. Con chưa thể nói được những lời cầu xin cô chú cứu giúp, nhưng chúng tôi tin rằng những tấm lòng hảo tâm sẽ không bỏ rơi con.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp anh Trần Đức Vũ (ở trọ số 176/2 đường Trần Thanh Mại, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM ĐT: 037 6888 977) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.188 bé Trần Đức Tấn Phát Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |

Nước mắt và đau đớn của bé gái 10 tuổi mắc bệnh u não
- Mới 10 tuổi, Vân còn biết bao ước mơ, em muốn học thật giỏi, sau này kiếm việc làm phụ giúp cha mẹ. Nhưng "cánh cửa" tương lai đang dần khép lại khi căn bệnh hiểm nghèo có thể cướp đi tính mạng em bất cứ lúc nào.
" alt="Bé trai 2 tuổi mất một con mắt, tính mạng nguy kịch"/>
Bé trai 2 tuổi mất một con mắt, tính mạng nguy kịch
Đất trồng cao su cũng được phân lô Trung tuần tháng 2/2021, đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã có buổi khảo sát vị trí để lập dự án xây dựng sân bay lưỡng dụng tại huyện Hớn Quản. Theo đề xuất, sân bay vừa phát triển kinh tế vừa thực hiện nhiệm vụ quốc phòng này sẽ được xây dựng trên cơ sở mở rộng sân bay Técníc Hớn Quản, hiện do đơn vị quân đội quản lý.
Thông tin Bình Phước sẽ có sân bay lưỡng dụng ngay lập tức tạo nên cơn sốt đất ở các xã thuộc huyện Hớn Quản. Bất kể ngày đêm, dòng người từ khắp nơi đổ về đây để “săn" đất, nhất là khu vực xã An Khương và xã Tân Lợi.
 |
Cò đất tụ tập tại các điểm giao dịch ngay bên lề đường. |
Hình ảnh dễ bắt gặp trong những ngày này tại huyện Hớn Quản là những dòng xe ô tô biển số tỉnh khác của giới đầu tư nối đuôi nhau đổ về. Nhiều hộ dân trước đây chỉ quen với công việc nông nghiệp, trồng cao su, thì nay cũng đồng loạt treo biển bán đất.
Từng nhóm người tụ tập tại các “điểm môi giới” hai bên đường, việc giao dịch diễn ra sôi động và ai cũng muốn mua các thửa đất càng gần sân bay Técníc Hớn Quản càng tốt. Năng nổ nhất là các cò đất địa phương, cứ thấy xe ô tô nào dừng lại là lập tức “đội quân” này sẽ có mặt để chào mời.
 |
Giới đầu tư đi trên các xe ô tô ồ ạt đổ về huyện Hớn Quản "săn" đất. |
Hoà cùng dòng người đi mua đất gần sân bay, PV VietNamNetđược một cò đất địa phương giới thiệu lô đất 700m2 trên đường liên xã. Lô đất này được ra giá 3 tỷ đồng vì có hai mặt tiền đường.
Cách đó không xa, một lô đất mặt tiền đường đang được san lấp mặt bằng có giá bán 4 tỷ đồng, với 10m chiều ngang. Cò đất giải thích, sở dĩ lô đất diện tích nhỏ nhưng có giá cao hơn lô đất 700m2 gần đó vì có đất thổ cư. Còn nếu muốn mua đất trồng cao su đã phân mỗi lô (1.000m2/lô) thì giá 2 tỷ đồng.
 |
Không khí giao dịch đất đai ở các xã thuộc huyện Hớn Quản sôi động trong những ngày qua. |
“Trước đây dân địa phương bán đất trồng cao su tính theo hécta, giờ họ phân ra mỗi lô 1.000m2 cho dễ bán. Giá cũng tuỳ khu vực, càng gần sân bay Técníc giá càng cao. Có người sáng mua chiều bán lời cả bạc tỷ. Dân quanh đây tranh thủ thời cơ để bán đất kiếm tiền. Ai không có đất thì làm cò cũng kiếm được vài chục triệu mỗi ngày”, một cò đất địa phương nói.
Một người dân tại xã An Khương cho biết, ông chưa bao giờ nghĩ đất ở đây lại có giá khủng khiếp như vậy. Trước Tết Tân Sửu 2021, người quen của ông bán lô đất 12m ngang giá 300 triệu đồng. Vài ngày trước, có người đặt cọc để mua giá 1 tỷ đồng. Đến nay, lô đất đã qua mấy đời chủ và có giá tới 1,7 tỷ đồng.
Chính quyền cảnh báo
Ghi nhận của PV VietNamNet, tình trạng giao dịch đất đai tại huyện Hớn Quản sau thông tin khảo sát vị trí xây dựng sân bay Técníc Hớn Quản chủ yếu diễn ra ở khâu đặt cọc. Đất được giới đầu cơ đặt cọc với chủ đất sau đó cọc sang tay từ người này qua người khác. Giá đất được “bơm thổi” không ngừng với những thông tin kỳ vọng về sân bay Técníc Hớn Quản sắp xây dựng.
Ngoài An Khương và Tân Lập, tình trạng sốt đất cũng diễn ra tại các xã Minh Đức, Đồng Nơ, Tân Hiệp, An Phú và Minh Tâm của huyện Hớn Quản. Một số chủ đất tự ý san ủi làm đường trên đất nông nghiệp, xây dựng vỉa hè và hệ thống hạ tầng kỹ thuật không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
 |
Nhiều khu đất mặt tiền đường đang được gấp rút san lấp mặt bằng. |
Trước thực trạng giới đầu cơ, môi giới đất đai trong và ngoài tỉnh lợi dụng thông tin khảo sát sân bay Técníc Hớn Quản để tụ tập đông người, đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với thực tế, UBND huyện Hớn Quản đã phát cảnh báo.
Theo đó, UBND huyện Hớn Quản đề nghị các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai. Cập nhật thông tin, tuyên truyền về chủ trương quy hoạch sân bay cho người dân biết để tránh bị các đối tượng cơ hội lợi dụng, thông tin sai lệch nhằm trục lợi.
 |
Dân địa phương tranh thủ bán đất. |
UBND xã An Khương và Tân Lợi phải quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu sân bay Técníc Hớn Quản. Kịp thời xử lý, ngăn chặn hành vi xây dựng, sử dụng đất sai mục đích. Khuyến cáo người dân không để các đối tượng xúi giục bán đất dẫn đến không còn đất sản xuất nông nghiệp.
Theo Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Bá Chí Nhân, đầu tư bất động sản, nhất là đất nền khi xuất hiện thông tin quy hoạch hạ tầng giao thông, khu đô thị mới hay sân bay, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài học cho nhà đầu tư ở khu đô thị Nhơn Trạch, sân bay Long Thành (Đồng Nai) hay mới đây là sân bay Gò Găng, “siêu” dự án ở xã Bình Ba, huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu)… vẫn còn đó.
“Giới cò đất thường lợi dụng thông tin quy hoạch các dự án giao thông vẫn còn nằm trên giấy để tạo hiệu ứng đám đông. Nhiều nhà đầu tư mắc bẫy khi ồ ạt mua vào, đến khi giới cò này rút đi thì người mua chết đứng vì không thể thoát hàng”, TS. Lê Bá Chí Nhân nói.

Cuối năm, người người vác bao tải tiền lao vào cơn sốt đất
Ăn theo cơn sốt sân bay Long Thành và cầu Cát Lái, đất đai tại huyện Nhơn Trạch có nơi tăng giá lên đến 300% nhưng nhà đầu tư vẫn vác tiền đi mua.
" alt="Sốt đất vùng quê Bình Phước vì quy hoạch sân bay, nông dân bỗng chốc thành cò đất"/>
Sốt đất vùng quê Bình Phước vì quy hoạch sân bay, nông dân bỗng chốc thành cò đất
Đầu cơ có tổ chứcGhi nhận thực tế thời gian qua cho thấy, trong vài năm trở lại đây số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Đặc điểm của những cơn "sốt đất ảo" là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị của các doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch triển khai. Thông qua lực lượng "cò đất" hùng hậu, giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất. Những người nhảy vào sau cùng sẽ "chết chìm".
 |
Đất quanh khu vực hồ Đồng Chanh (Lương Sơn - Hoà Bình) nhiều chỗ vẫn chỉ là bãi cỏ chăn thả trâu bò, mặt hồ để nuôi thả vịt thời gian qua rao bán cao gấp 2-3 lần năm ngoái nhưng theo lãnh đạo xã Nhuận Trạch thực tế không có chuyển nhượng, giao dịch gần như không có, giá cao do môi giới |
Từ năm 2020 đến nay thị trường liên tục xuất hiện những cơn sốt đất “chết yểu” tại nhiều địa phương từ xã Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội) gần đây là huyện Hớn Quản (Bình Phước)…Cơn sốt lan dần trên nhiều địa phương trên cả nước theo sóng đầu tư đi tỉnh, ra các vùng ven đô như Hoà Lạc, Ba Vì, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang…
Tại TP.HCM, giá đất khu Đông nay là TP Thủ Đức liên tục sốt cao với mức tăng 40-50%. Sốt đất khiến cho giá đất khu Đông TP.HCM tăng gấp đôi chỉ trong 1-2 năm. Ngay khi TP.Thủ Đức được thành lập, lập tức giá nhà đất ở đây được đẩy lên cao ngất, nhất là khu vực gần trung tâm hành chính của thành phố này. Theo giới cò đất thì giá đất ở khu vực phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2 cũ) được giao dịch ở mức 140 triệu đồng đến hơn 350 triệu đồng tùy vị trí, tăng từ 40-60 triệu đồng/m2 so với trước đây. Từ thực tế trên nhiều ý kiến nhận định, giá đất khu vực này hiện nay đã tăng so với đỉnh điểm của năm 2007 hơn 360%.
Tại Hà Nội, khảo sát tại một số dự án khu vực Hoài Đức giá đất tại nhiều dự án tăng phi mã 30 - 40% chỉ trong thời gian ngắn. Cuối năm 2020 đầu năm 2021, một số dự án đắp chiếu cả thập kỷ bất ngờ nổi lên với giá tăng gấp 2 -3 lần khiến thị trường quanh khu vực thiết lập mặt bằng giá mới, có dự án ăn theo trên thị trường thứ cấp cũng tăng vài tỷ đồng mỗi biệt thự. Như tại dự án Hà Đô Charm Villas (An Thượng, Hoài Đức), theo bảng giá giới thiệu của môi giới, đa số các căn biệt thự có giá trên 70 triệu đồng/m2, trong đó một số căn diện tích nhỏ có đơn giá tới 80 triệu đồng/m2. Dự án An Lạc Symphony (Vân Canh, Hoài Đức), theo môi giới giá bán trung bình dự kiến đối với liền kề lên tới 110-120 triệu đồng/m2. Với những căn biệt thự, đơn giá dự kiến không dưới 90 triệu đồng/m2.
 |
Thị trường bất động sản liên tục xuất hiện những cơn sốt đất “chết yểu” tại nhiều địa phương chỉ kéo dài trong khoảng 7-10 ngày rồi nhanh chóng "xì hơi" (Ảnh: Giới đầu tư đi ồ ạt đổ về huyện Hớn Quản săn đất vào trung tuần tháng 2 vừa qua tạo ra cơn sốt cục bộ kéo dài khoảng 10 ngày) |
Tại Quảng Ninh, thông tin từ UBND TP Hạ Long cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố đã có một số người môi giới đầu tư bất động sản mua đi bán lại các ô đất trong quy hoạch dân cư thuộc các dự án như Khu dân cư Cầu Bang (xã Thống nhất) do Công ty CP Thống Nhất 508 làm chủ đầu tư, Quy hoạch khu dân cư xã Thống Nhất do Công ty TNHH Phúc An làm chủ đầu tư hay các khu dân cư đô thị tại phường Cao Xanh, Hà Khánh và một số dự án khác trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, theo UBND TP Hạ Long, đây là hoạt động “làm thị trường” của các nhóm đầu cơ có tổ chức, có kịch bản đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. thực hiện theo một kịch bản đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
 |
Sốt đất do mở rộng quy định về phân lô bán nền Theo GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng "sốt đất" xảy ra một phần là do tác động của Luật Đất đai 2013 khi mở rộng quy định về phân lô bán nền. “Các quốc gia trên thế giới họ dùng hình thức phân lô bán nền chỉ để giải quyết nhà ở ở đô thị, không đưa vào thương mại. Đưa đất nền vào thương mại là điều rất tối kỵ. Về nguyên tắc, thị trường bất động sản phải khai thác giá trị đầu tư trên đất chứ không phải chờ tăng giá đất để gặt hái lợi nhuận. Đầu tư bỏ tiền vào bất động sản để tăng giá bán đi là một hành động làm hại nền kinh tế", GS Đặng Hùng Võ đánh giá. |
UBND TP chỉ rõ, các đối tượng đầu cơ này đã âm thầm chuẩn bị mua đất tại các dự án trên từ trước với mức giá rẻ, sau đó lợi dụng thông tin về quy hoạch phát triển đô thị đã bằng mọi cách tung ra thị trường các tin gây “sốt” để đẩy giá đất tăng cao trong thời gian ngắn nhằm tạo “sóng ảo” về nhu cầu khiến giới đầu tư và người dân thấy bất động sản khu vực này đang giao dịch rất sôi động. Nhưng thực chất là các hoạt động mua đi bán lại với nhau trong chính các nhóm môi giới đang thao túng thị trường tạo ra các giao dịch “mồi” để dụ khách hàng.
"Khi người dân đầu tư mua hết các giao dịch hoạt động tạo sốt đất ảo sẽ chấm dứt, giá đất sẽ đứng ở mức cao hoặc giảm sâu khiến người đầu tư không kịp thoát ra khỏi cơn sốt đất và bị mắc kẹt” – UBND TP Hạ Long đánh giá.
Loạt địa phương cảnh báo, “cắt cơn” sốt ảo
Từ thực tế trên, thời gian qua nhiều địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị… đã đưa ra cảnh báo để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thổi giá đất sốt ảo hiện nay.
Theo chính quyền Hạ Long, tình trạng thổi giá, sốt đất ảo với sự tham gia của nhóm đầu cơ có tổ chức có thể kéo theo một số hệ lụy như làm mất an ninh trật tự khu vực, tín dụng đen, gây khó khăn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại chính các dự án này và các vùng lân cận thành phố.
Mới đây, UBND TP Hạ Long đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng và các xã, phường về việc cảnh giác tình trạng sốt đất ảo trên địa bàn trong đó yêu cầu các xã phường và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, thực hiện việc chứng thực các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất theo đúng trình tự quy định;
Bên cạnh đó, tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến tình trạng cò mồi, đầu cơ, thao túng thị trường…
UBND tỉnh Bắc Giang cũng vừa có chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại các khu vực quy hoạch dự án phát triển trên địa bàn.
 |
Liên quan Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Hà Nội yêu cầu không để xảy ra tình trạng lợi dụng quy hoạch để có các hành vi vi phạm để trục lợi chính sách về đất đai, đầu cơ đất đai, xây dựng các công trình trái phép...(Ảnh: Đất dự án ở Đông Anh (Hà Nội) có giá cả trăm triệu đồng mỗi m2) |
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, thời gian gần đây, tại các khu vực quy hoạch, dự kiến đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, quy mô lớn (như khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sân golf, đường giao thông….) và vùng lân cận trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng tách một thửa đất thành nhiều thửa để lợi dụng hợp thức hóa, chuyển mục đích sang đất ở;
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật; "cò đất" đầu cơ mua đi bán lại gây "sốt đất" ảo; "thổi giá" làm cho giá đất không đúng với giá đất phổ biến trên thị trường; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật để trồng cây lâu năm, xây dựng công trình trên đất nhằm trục lợi bồi thường.
Để khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu UBND cấp xã các khu vực có dấu hiệu gia tăng đột biến tình trạng chuyển mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, "sốt ảo" phải được chú ý đặc biệt để chỉ đạo cơ quan chuyên môn. UBND cấp xã sớm kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm nêu trên.
Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang sẽ tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản; tổ chức kiểm tra, có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân có hành vi môi giới, kinh doanh bất động sản khi chưa đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật tại các khu vực có dự án khu đô thị, khu dân cư.
Từ đó, UBND tỉnh sẽ đưa ra các giải pháp để ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất đai, lập các dự án "ảo" và phân lô bán nền trái quy định của pháp luật tại các khu vực quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh.
Đối với các dự án, công trình đã quá 3 năm nhưng chưa thực hiện, UBND cấp xã cần báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh đưa ra khỏi Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất….
Tại Quảng Trị, chính quyền cũng đánh giá thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện tình trạng mua, bán, nhận chuyển nhượng đất đai chưa đúng với quy định của pháp luật, giá đất tại một số khu vực tăng đột biến, nguy cơ tạo ra các cơn sốt đất ảo về thị trường bất động sản, đặc biệt là các khu vực ven biển, khu vực quy hoạch sân bay, khu đô thị…
Để tăng cường công tác quản lý đất đai tại các khu vực quy hoạch công trình, dự án, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các địa phương chỉ đạo cơ quan chuyên môn đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập quy hoạch đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021;
Bên cạnh đó, các Sở, ban ngành cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, có văn bản hướng dẫn về chuyên môn, cung cấp các thông tin về quy hoạch.
Đồng thời, cảnh báo cho người dân đề cao cảnh giác về các hành vi lừa đảo, mua bán không lành mạnh, các thông tin sai sự thật…
Hà Nội yêu cầu không để trục lợi, đầu cơ đất đai khi quy hoạch sông Hồng Liên quan Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Thành uỷ Hà Nội vừa có thông báo về kết luận của Ban Thường vụ Thành uỷ về chủ trương chỉ đạo đối với Đồ án. Trong đó yêu cầu UBND các quận, huyện làm tốt công tác tuyên truyền, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của người dân. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng quy hoạch để có các hành vi vi phạm để trục lợi chính sách về đất đai, đầu cơ đất đai, xây dựng các công trình trái phép, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. |
Bộ Xây dựng tham mưu Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm đầu cơ thổi giá đất Đánh giá về thị trường BĐS năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) thừa nhận có hiện tượng giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...gây nhiễu loạn thông tin để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính. Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong thời gian tới Bộ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát thị trường BĐS, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin (quy hoạch, nâng cấp đơn vị hành chính, chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật lớn đặc biệt là về hệ thống đường giao thông,…) để làm giá, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính. |
Thuận Phong

Nóng ruột lao vào cơn sốt đất, tiền tỷ chôn cứng đua nhau tháo chạy
Trong những năm qua, số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Việc chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc lên giá đất mà không chú trọng đến tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
" alt="Nhiều địa phương mạnh tay cắt cơn sốt đất ảo"/>
Nhiều địa phương mạnh tay cắt cơn sốt đất ảo

 |
Chủ tịch VNPT Phạm Đức Long cho biết, muốn xây dựng nông nghiệp thông minh phải xây dựng bản đồ số nông nghiệp bởi đây là công cụ giúp cho bà con nông dân, doanh nghiệp biết được điều kiện thổ nhưỡng, khi hậu để quy hoạch cho nông nghiệp. |
Trong mô hình nông nghiệp thông minh, Bản đồ số nông nghiệp có vị trí quan trọng bởi qua đó người dân, doanh nghiệp có thể biết được vị trí, chất đất, khi hậu, thời tiết phù hợp với giống cây trồng nào, nguồn sản lượng ra sao… Đây chính là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp người dân và doanh nghiệp triển khai, quy hoạch cây trồng vật nuôi cho phù hợp.
Chia sẻ với ICTnews về vấn đề này, Chủ tịch VNPT Phạm Đức Long cho biết, muốn xây dựng nông nghiệp thông minh phải xây dựng bản đồ số nông nghiệp bởi đây là công cụ giúp cho bà con nông dân, doanh nghiệp biết được điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để quy hoạch cho nông nghiệp.
Theo ông Phạm Đức Long, Việt Nam vốn dĩ là một đất nước về nông nghiệp. Thế nhưng, tỷ trọng nông nghiệp đóng góp vào GDP không cao, dù số người làm nông rất đông đảo và ngành nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đại bộ phận người dân Việt Nam. VNPT luôn trăn trở làm sao bảo đảm được thu nhập cho nông dân, làm sao để nông nghiệp Việt Nam có năng suất cao, sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng tốt và có thương hiệu lan tỏa.
 |
Phát triển nông nghiệp thông minh tại Hậu Giang. (Ảnh: Báo Công thương) |
Tuy nhiên, để xây dựng được bản đồ số trong nông nghiệp là điều không hề đơn giản vì phải huy động đội ngũ cán bộ khoa học và chi phí lớn. Một câu hỏi đặt ra ở thời điểm này là ai sẽ xây dựng bản đồ số nông nghiệp? Nếu xét về chức năng thì đây là việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhưng khả năng xây dựng bản đồ số nông nghiệp theo trình tự này không hề đơn giản. Các chuyên gia cho rằng, cần xã hội hóa huy động nguồn lực doanh nghiệp để đầu tư xây dựng bản đồ số nông nghiệp.
Thế nhưng, nếu doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này thì độ rủi ro cũng cao khi quy mô sản xuất của nông dân còn manh mún, chưa đủ khả năng cũng như độ sẵn sàng cho việc trả phí để sử dụng dữ liệu. Trong khi đó, mô hình trang trại và doanh nghiệp nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế. Đây chính là bài toán thách thức với nông nghiệp thông minh.
Một số ý kiến cho rằng, nhằm thúc đẩy xây dựng nông nghiệp thông minh, xây dựng bản đồ số về ngành nông nghiệp, Chính phủ có thể đặt hàng doanh nghiệp cung cấp các điều kiện thu thập dữ liệu về đất đai, môi trường, khí hậu, thời tiết giúp người dân có được thông tin dự báo chính xác về thời tiết, mùa màng thu hoạch.
Đề cập sang khía cạnh triển khai mô hình nông nghiệp thông minh, ông Phạm Đức Long cho rằng, phải có sự bắt tay của 3 nhà là “Nhà nông - Nhà bán lẻ - Nhà công nghệ”. Trong đó, nhà công nghệ sẽ đưa công nghệ hỗ trợ nhà nông chăm sóc cây trồng cũng như phân tích về sản lượng, thời gian và cách chăm sóc, thời gian thu hoạch chính xác để có được năng suất cao và chất lượng tốt. Ngoài ra, có thể dùng nền tảng công nghệ để hỗ trợ nhà nông tiêu thụ sản phẩm.
Đại diện VNPT nhận định rằng, rất nhiều hệ thống kênh phân phối tại Việt Nam đang nằm trong tay nước ngoài, có thể là trở ngại cho tiêu thụ nông sản Việt. Bởi các kênh phân phối nước ngoài thường dựng lên những rào cản kỹ thuật và chất lượng, nếu nông sản Việt Nam không đáp ứng được sẽ không thể bước chân vào hệ thống siêu thị. Đây cũng là bài toán đặt ra ở tầm vĩ mô cần sớm giải quyết trong mô hình nông nghiệp thông minh.
Thái Khang

Thủ tướng bổ nhiệm ông Phạm Đức Long làm Chủ tịch VNPT
Chiều 15/6/2020, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã công bố quyết định Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Đức Long, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc VNPT được giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT.
" alt="Làm nông nghiệp thông minh không thể thiếu bản đồ số nông nghiệp"/>
Làm nông nghiệp thông minh không thể thiếu bản đồ số nông nghiệp