Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2: Trái ngược hoàn toàn
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2 -
Chồng bày mưu lấy cắp phôi của vợ tại bệnh viện Bưu Điện giúp bồ mang thaiPhôi thai còn lại của bà N. đã bị chồng lập mưu đánh cắp
Bà N. cho biết, giữa chồng bà và cô D. có mối quan hệ bất chính từ 2016. Cô D. đã có con gái lớn 17 tuổi nhưng chồng đã qua đời, giờ lại muốn có thêm con nên cũng từng đi chạy chữa ở nhiều nơi.Đến tháng 2 vừa qua, chồng bà N. đưa cô D. đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu Điện để làm thủ tục cấy phôi cho cô D. (thực chất là phôi của bà N.).
Để hợp pháp hoá thủ tục, chồng bà N. đã làm giả giấy uỷ quyền của vợ, giả cô D. là bà N. để qua mắt nhân viên rà soát của bệnh viện, cung cấp cho cô D. toàn bộ các dữ liệu liên quan đến bà N. cũng như cuộc hôn nhân của 2 vợ chồng, ngày đăng ký kết hôn, tên các con... để trả lời khi bị hỏi.
Ông chồng quá “thủ đoạn” nên BV không phát hiện được
Khi được hỏi về trách nhiệm để xảy ra việc bị mất phôi thai, BS Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm hỗ trợ sinh sản, BV Bưu Điện cho biết, khi nhận được đơn của bà N., trung tâm đã rà soát lại toàn bộ quy trình, đều thấy làm rất chuẩn.
“Ông chồng quá thủ đoạn, có đủ hết giấy tờ bản gốc, chúng tôi không phải công an nên không thể phát hiện ra được”, bà Nhã nói.
Bà Nhã cho biết, quy trình làm thụ tinh ống nghiệm ở trung tâm rất chặt chẽ, để làm thủ tục lọc trứng, chuyển phôi, gửi phôi đều phải có CMND, giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng bản gốc và có chữ ký của cả hai.
BS Nguyễn Thị Nhã
Như hiện tại, mỗi ngày trung tâm chuyển phôi cho 10-20 trường hợp. Khi rà soát, chia thành 4 lớp, lớp đầu tiên rà soát giấy tờ, lớp thứ 2 rà soát khi thay quần áo, rà soát bước 3 trước khi cắm chuyền và lần cuối là trước khi chuyển phôi.“Chúng tôi có ngân hàng câu hỏi để kiểm tra như hỏi tên chồng, tên con, sinh nhật con, ngày đăng ký kết hôn, kết hôn ở đâu... Nếu trả lời sai, chúng tôi sẽ yêu cầu phải check lại vân tay”, bà Nhã thông tin.
Theo bà Nhã, tại trung tâm có rất nhiều trường hợp làm giả giấy tờ để mang thai hộ nhưng ngay cả khi bị phát hiện mặt quá khác, quá trẻ so với CMND, vân tay không khớp, họ vẫn cãi cố rằng: “Đúng là tôi, làm gì có chuyện khác”.
Khi đó, BV phải nhờ công an đến làm việc, hoặc “doạ” mời công an đến nhiều trường hợp đã tự nhận gian dối và ra về. Nhờ quy trình này, BV đã phát hiện ra vài chục trường hợp gian dối, trong đó có trường hợp gian dối đến 4 lần.
Tuy nhiên trường hợp chuyển phôi lần 2 của bà N. khá tinh vi. Cả chồng bà N. và cô D. đều trả lời khớp tất cả các câu hỏi, lại gần bằng tuổi nhau nên không phát hiện ra sai khác trên CMND, vì vậy nhân viên không mảy may nghi ngờ.
“Khi nhìn CMND cách đây hàng chục năm lại mờ nhoè thì rất khó để phát hiện. Lúc họ để tóc ngắn, lúc để tóc dài thì không thể biết được”, bà Nhã giải thích.
Nói về thủ đoạn tinh vi của ông chồng, BS Nhã cho biết, khi tới BV, bà N. có nói rằng trước đây 2 vợ chồng từng đi khám ở nhiều nơi, có một lần bà để bọc tiền 30 triệu đồng và CMND ở cốp xe, nhờ ông chồng trông để đi vệ sinh. Lúc quay lại, ông chồng nói bị cướp hết rồi. Bà vợ nghi ngờ ông chồng đã lấy CMND của bà từ đó.
Bà Nhã thông tin thêm, chồng bà N. đã tính toán rất kĩ để có thêm được một card phôi, trong đó ghi chi tiết tạo được bao nhiêu phôi, đã chuyển phôi ngày nào, còn lại bao nhiêu phôi. Phải có card này mới có thể làm thủ tục chuyển phôi.
“Cụ thể, khi vợ ở nhà chăm con, ông chồng đã bảo vợ đưa tiền đến BV đóng tiền card lưu phôi. Ông này đến đóng tiền thật rồi cầm card đưa cho vợ. Bà vợ ở nhà yên tâm cầm card trong tay. Sau đó vài ngày, ông ấy quay lại BV báo bị mất card trên đường về và làm đơn xin cấp lại card mới nên BV đã đồng ý cấp lại”, bà Nhã thông tin.
Do toàn bộ hồ sơ chuyển phôi lần 2 đều mang tên bà N., số điện thoại của 2 vợ chồng bà N., nên theo quy định, sau 14 ngày chuyển phôi, bệnh viện sẽ gọi gia đình để hỏi xem đã mang thai chưa. Lần đầu gọi, bà N. không nghe máy, khi gọi cho chồng bà N., ông thông báo vợ đã đậu thai. Lần thứ 2, BV gọi sau khi phôi đậu 21 ngày để hỏi tình hình tim thai, lần này bà N. nghe máy nên mới biết bị đánh cắp phôi thai.
Qua trường hợp đáng tiếc này, bà Nhã cho biết, BV đang lắp hệ thống nhận diện vân tay và mống mắt, mỗi trường hợp sẽ có mã số riêng. Trước khi chuyển phôi sẽ yêu cầu kiểm tra cả 2 vợ chồng, chính xác mới được lấy phôi.
“Bác sĩ chỉ làm chuyên môn thôi nhưng qua trường hợp này, bệnh viện cũng rút kinh nghiệm. Lỗi là ở bộ phận rà soát nhưng nếu kỷ luật thì không hợp tình lắm vì họ có làm đúng cũng không thể phát hiện ra”, bà Nhã nói.
Thúy Hạnh
'Em bé băng' Trung Quốc chào đời từ phôi thai đông lạnh 18 năm
Đây là trường hợp đông lạnh phôi dài kỷ lục, mà vẫn giữ được khả năng phát triển thành một bé gái khỏe mạnh tại Trung Quốc.
"> -
Hôm 5/4, LG Electronics thông báo ngừng kinh doanh smartphone sau khi được Ban Giám đốc chấp thuận phương án. Dự kiến, bộ phận sẽ bị đóng cửa trước ngày 31/7 năm nay.
Công ty tiếp tục bán số hàng tồn kho còn lại, đồng thời tiếp tục sản xuất đến cuối tháng 5 để giữ cam kết với nhà mạng và đối tác. Hãng sẽ hỗ trợ dịch vụ và cập nhật phần mềm cho khách hàng đang sử dụng sản phẩm trong một thời gian nhất định, phụ thuộc vào từng vùng và khu vực.
Theo LG, rút khỏi thị trường smartphone “đặc biệt cạnh tranh” cho phép công ty tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực tăng trưởng khác như linh kiện xe ô tô điện, robot, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, LGvẫn nghiên cứu và đầu tư vào các công nghệ di động lõi như 6G.
Các công nghệ do LG phát triển trong hai thập kỷ kinh doanh smartphone được giữ lại và ứng dụng trong các sản phẩm hiện tại, tương lai. Nhân viên bộ phận di động được điều chuyển sang bộ phận khác.
Vào tháng 1, LG cho biết, đang xem xét hướng đi cho mảng di động và không loại trừ khả năng nào. Tính đến quý IV/2020, bộ phận này lập kỷ lục 23 quý lỗ liên tiếp.
Sớm bước chân vào thị trường với hàng loạt sáng tạo được đánh giá cao như camera góc siêu rộng, LG nhanh chóng trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới vào nửa đầu năm 2013, chỉ sau Samsung và Apple. Tuy nhiên, sau đó các mẫu máy cao cấp của hãng đều gặp sai lầm về phần cứng và phần mềm, khiến vị thế không còn như xưa. Các chuyên gia cũng chỉ trích LG vì thiếu tinh tế trong tiếp thị so với những đối thủ Trung Quốc.
Hiện tại, dù LG vẫn là thương hiệu xếp hạng 3 tại Bắc Mỹ và hạng 5 tại Mỹ Latinh xét theo thị phần, trên toàn cầu, smartphone LG chỉ chiếm khoảng 2%. Công ty Hàn Quốc bán được 23 triệu smartphone năm 2020, thua xa số lượng 256 triệu máy của Samsung, theo hãng nghiên cứu Counterpoint. Trong quý cuối năm 2020, đây là bộ phận đóng góp ít nhất cho LG, chỉ mang về 7,4% doanh thu.
Du Lam (Theo ZDN, Reuters)
'LG rời bỏ thế giới smartphone là tin buồn cho tất cả'
Những ý tưởng độc đáo như màn hình gập, màn hình cuộn có thể không còn xuất hiện trong tương lai nếu LG ngừng sản xuất smartphone.
"> LG ngừng kinh doanh smartphone -
Người dùng 5G tại Hàn Quốc vẫn khao khát tốc độ nhanh hơnNgười dùng 5G tại Hàn Quốc vẫn khao khát tốc độ nhanh hơn Tuy nhiên đến nay các tuyên bố đó vẫn chưa thành hiện thực, xe tự lái vẫn chưa được ra mắt và các trò chơi trên đám mây vẫn đang hoạt động dựa trên mạng 4G LTE trước đây.
Thay vào đó, mạng 5G đã phải đối mặt với sự thất vọng của người dùng do tốc độ chậm hơn mong đợi và vùng phủ sóng còn hạn chế, dẫn đến việc áp dụng quá thấp.
Theo một báo cáo của chính phủ Hàn Quốc vào năm ngoái, tốc độ tải xuống trung bình trên mạng 5G nhanh chỉ hơn khoảng 4 lần so với mạng 4G LTE, đây là một kết quả thấp hơn nhiều so với những hứa hẹn ban đầu là tốc độ 5G sẽ nhanh hơn tới 20 lần so với mạng 4G LTE.
Tính đến tháng 2 vừa qua, thuê bao 5G chỉ chiếm 19% trong tổng số gần 71 triệu thuê bao di động của nước này, trong khi thuê bao 4G LTE đang chiếm đến 73%.
Theo số liệu của Bộ Khoa học và CNTT-TT Hàn Quốc thì việc chuyển đổi người dùng từ mạng 3G sang 4G LTE xảy ra tương đối nhanh hơn so với việc chuyển đổi từ mạng 4G LTE sang 5G hiện nay, vào tháng 7 năm 2013, tức là sau 2 năm ra mắt, người dùng 4G LTE đã chiếm 44% tổng số người dùng di động tại Hàn Quốc.
Trong khi chính phủ tuyên bố rằng, các nhà khai thác di động đã lắp đặt các trạm gốc 5G nhanh hơn ba lần so với mục tiêu ban đầu, đến tháng 2 năm 2021, đã có 170.000 trạm gốc 5G được lắp đặt tại Hàn Quốc, tuy nhiên con số này vẫn quá ít so với hơn 970.000 trạm gốc 4G trên toàn quốc.
Hiện tại mạng 5G chỉ phủ sóng tại các thành phố lớn của Hàn Quốc và chính phủ đang đặt mục tiêu phủ sóng 5G trên toàn quốc vào năm tới.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, 5G đã thu hút sự chấp nhận của thị trường yếu hơn mong đợi vì nó không cải thiện trải nghiệm người dùng nhiều như mạng 4G LTE đã làm 10 năm trước.
Kim Jong-ki, một nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Công nghiệp & Thương mại Hàn Quốc cho biết: “Khi người dùng chuyển từ mạng 3G sang 4G LTE, họ có quyền truy cập vào các dịch vụ mới như cuộc gọi video mà trước đây bị hạn chế do tốc độ dữ liệu. Trong khi, đối với mạng 5G hiện tại thì ngoài một số khu vực nhất định, tốc độ 5G không nhanh hơn đáng kể so với mạng 4G LTE”.
Sự thất vọng của người dùng đã tăng lên, với việc một số người dùng 5G đang chuẩn bị một vụ kiện chống lại ba nhà khai thác di động lớn của Hàn Quốc bao gồm SK Telecom, KT Telecom và LG Uplus để đòi bồi thường cho kết nối kém và tốc độ đáng thất vọng.
Theo luật sư Kim Jin-wook, người đến từ công ty luật Joowon thì có khoảng 10.000 người đã bày tỏ ý định tham gia vào vụ kiện tập thể vì họ cho rằng các gói cước cao hơn áp dụng cho 5G không mang lại trải nghiệm cải thiện so với mạng 4G LTE.
Trong khi đó, Cho Eun-young, một người đang tham gia vụ kiện nói rằng, điện thoại của cô luôn phải sử dụng mạng 4G mặc dù đang sử dụng gói cước của mạng 5G.
“Điện thoại của tôi không thể tìm thấy mạng 5G và sẽ phải sử dụng 4G LTE ngay cả khi nó ở chế độ ưu tiên 5G. Tôi đang sống gần Seoul, hãy tưởng tượng nó sẽ như thế nào cho người dùng 5G sống bên ngoài khu vực thủ đô”, cô Cho Eun-young cho biết thêm.
Trong khi đó, một quan chức trong ngành viễn thông cho biết: “Các mạng 5G vẫn đang được triển khai và đang trong quá trình phát triển, đồng thời cho biết thêm rằng quốc gia này dẫn đầu thế giới về việc triển khai 5G”.
Theo một báo cáo vào tháng 10 năm ngoái từ nhà nghiên cứu thị trường Omdia, Hàn Quốc được xếp hạng là quốc gia có thị trường 5G hàng đầu trên toàn cầu trong số 22 quốc gia về tiến độ triển khai 5G, phạm vi phủ sóng, phổ tần số và hệ sinh thái pháp lý.
Liên quan đến việc triển khai 5G, chính phủ Hàn Quốc cũng đã thừa nhận những thiếu sót. “Các dịch vụ 5G không được cung cấp ở mức độ chấp nhận được đối với công chúng. Việc sử dụng nó trong các ứng dụng doanh nghiệp cũng không đạt được kết quả như mong đợi”, Cho Kyeong-sik - Thứ trưởng Bộ Khoa học và CNTT-TT Hàn Quốc cho biết tại một cuộc họp diễn ra vào ngày 2/4 vừa qua.
Trong khi đó, Kim Dong-ku, Giáo sư kỹ thuật điện tại Đại học Yonsei của Hàn Quốc cho biết: “Có nhiều vấn đề cần giải quyết, chẳng hạn như phát triển các thiết bị trên phạm vi rộng, tính khả dụng của băng tần 28 GHz, cải thiện trải nghiệm người dùng trong các gói dịch vụ và dữ liệu. Nếu những vấn đề như vậy không được giải quyết, hiệu quả kinh tế từ việc thương mại hóa 5G dự kiến sẽ giảm”.
Hàn Quốc hiện đang cung cấp các dịch vụ 5G trên băng tần 3,5 GHz cho người dùng di động. Các nhà mạng di động vẫn chưa triển khai 5G trên băng tần 28 GHz để mang lại tốc độ cực cao cho người dùng và vẫn chưa thương mại hóa mạng 5G dựa trên kiến trúc độc lập để cải thiện độ trễ.
Tuy nhiên, các nhà mạng di động đang thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi dịch vụ 5G và gần đây đã phát hành các gói cước dữ liệu 5G giá cả phải chăng hơn.
Nhà mạng di động hàng đầu SK Telecom đặt mục tiêu sẽ đạt 9 triệu người dùng 5G vào cuối năm nay, trong khi đối thủ nhỏ hơn LG Uplus đang nhắm tới con số 4 triệu người dùng.
Nhà nghiên cứu Kim Jong-ki cho rằng: “Suy thoái kinh tế từ đại dịch Covid-19 đã làm giảm nhu cầu sử dụng 5G vào năm ngoái. Hy vọng người dùng 5G có thể sẽ tăng nhanh hơn trong năm nay”.
Phan Văn Hòa(theo Yonhap)
EU cần 350 tỷ USD để phủ sóng 5G tốc độ cao
Để hiện thực hóa toàn bộ viễn cảnh 5G ở 27 quốc gia thành viên, Liên minh Châu Âu cần chuẩn bị trong khoảng thời gian ít nhất 4 năm.
">