Nhận định, soi kèo Saham vs Al Nasr, 20h30 ngày 20/2: Cửa dưới thất thế
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo UTA Arad vs Sepsi, 22h00 ngày 24/2: Đối thủ yêu thích -
Nữ sinh Hà Nội đỗ 5 lớp chuyên liên tiếp- Mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, Bùi Hà Linh (lớp Toán Chuyên TC9.1 Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội) đã trúng tuyển cả 5 trường chuyên/trường có lớp chuyên vào các lớp chuyên Toán và Anh.
Hà Linh dự thi lớp 10 và liên tiếp nhận tin vui khi trúng tuyển cả 5 trường nổi tiếng ở Hà Nội là Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên , Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và lớp chuyên của Trường THPT Chu Văn An.
Bùi Hà Linh (lớp Toán Chuyên TC9.1 Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội) đã trúng tuyển cùng lúc cả 5 trường chuyên/trường có lớp chuyên trong mùa tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019. Trong đó, Linh đỗ lớp chuyên Toán của các Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT Chuyên Khoa học tự nhiên và THPT Chuyên ĐH Sư Phạm. Nữ sinh sinh năm 2003 cũng trúng tuyển vào các lớp chuyên Tiếng Anh của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và Trường THPT Chu Văn An.
Đặc biệt, thi vào Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Linh đạt tổng điểm 41, cao hơn rất nhiều so với điểm chuẩn 35,25 của lớp chuyên Toán.
Không chỉ vậy, ở kỳ thi lớp 10 đại trà toàn thành phố Hà Nội, Hà Linh cũng là 1 trong 8 thí sinh có điểm thi cao nhất vào các Trường THPT công lập hệ không chuyên (cùng đạt tổng số điểm 57,5; Toán 9,5 và Ngữ văn 8,5).
Hà Linh chia sẻ sau khi biết những kết quả này em rất vui và bất ngờ vì kết quả vượt ngoài dự tính.
“Lúc biết điểm trúng tuyển vào Trường THPT Khoa học Tự nhiên là hồi hộp nhất bởi đây là trường đầu tiên công bố điểm. Lúc thi xong em cũng tự tin là sẽ đỗ được ít nhất một trường nhưng không nghĩ lại đỗ tất cả bởi thấy các bạn cùng thi cũng rất giỏi. Thậm chí trước thi, em từng có suy nghĩ sẽ thi chuyên Tin vì mức điểm có thể trúng tuyển nhẹ nhàng hơn”, Hà Linh nói.
Hà Linh thẳng thắn thú nhận em thích Toán chứ không thích học chuyên Anh. “Em thi thêm chuyên Anh của THPT chuyên Ngoại ngữ và THPT Chu Văn An một mặt để thử xem sức mình, mặt khác để phòng trượt không vào được chuyên Toán”, Linh bộc bạch.
Kết quả này một phần cũng xuất phát từ một thất bại. Quyết tâm ở kỳ thi vào lớp 10 vừa qua với việc chinh phục cả 5 trường, theo Hà Linh một phần cũng do từng nếm trải thất bại khi trượt cơ hội ở đợt tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi thành phố đầu lớp 9.
“Em nghĩ với khả năng của mình, việc vào được đội tuyển không phải là quá khó nhưng hôm đi thi lần đó thực sự em đã làm bài không tốt, không thể hiện được phong độ tốt nhất. Em đã rất kỳ vọng và sau lần đó thì đã rất buồn và chán nản, nuối tiếc vì mình hoàn toàn có thể làm tốt hơn. Nhưng rồi sau một thời gian em nhận thấy rằng mình không có đường nào khác ngoài tiếp tục đứng dậy và cố gắng. Và thất bại đó như là động lực để em quyết tâm chứng tỏ khả năng thật sự của bản thân ở kỳ thi năm nay”, nữ sinh chia sẻ.
Hà Linh kể, từ khi vào cấp THCS cho đến lớp 8, em học cân bằng cả Tiếng Anh lẫn Toán nhưng Tiếng Anh nổi trội hơn nhiều. Nhưng rồi em quyết định tập trung cho Toán bởi nghĩ rằng Toán có thể phát huy được nhiều lĩnh vực.
“Tiếng Anh giỏi thì có thể ở Việt Nam là khác biệt, nhưng ở nước ngoài thì việc biết và sử dụng tiếng Anh là việc hết sức bình thường và nó chỉ như một công cụ mà ai cũng đương nhiên phải dùng. Học chuyên Tiếng Anh mình sẽ không thực sự nổi trội ở một lĩnh vực nào. Trong khi đó ở thời đại của em, có lẽ tiếng Anh sẽ là cái mà ai cũng biết và sử dụng được”, Linh chia sẻ.
Nữ sinh chia sẻ em không có bí quyết đặc biệt hay mẹo vặt mà đơn giản là sự chăm chỉ và tập trung.
“Chăm chỉ không có nghĩa là học cho trở nên đờ đẫn với mọi thứ xung quanh. Em nghĩ người giỏi là những người biết phân bổ thời gian hợp lý và tập trung hết sức khi học. Những bạn chưa giỏi hay chưa thành công trong việc học em nghĩ chỉ là do chưa đủ chăm chỉ. Em nghĩ nếu quyết tâm thì khả năng và lực học sẽ tự bật lên”, Hà Linh nói.
Theo Hà Linh, vấn đề mà nhiều bạn gặp phải là không biết sắp xếp thời gian, không biết giành sự ưu tiên việc nào hơn.
Sau quá trình ôn luyện dài, Linh cho rằng, đến trước kỳ thi khoảng 1 tháng thì nên tự mình tổng hợp kiến thức của các mảng, chia những dạng bài gì, cách làm ra sao,…
Đặc biệt, không phải chỉ tìm thầy cô giỏi mà còn phải hợp với mình.
“Một số người cho rằng việc học thêm là tiêu cực, là không cần thiết và tự học mới là chính. Tất nhiên tự học được thì rất tốt nhưng em thấy khi có tinh thần tự học nhưng được hỗ trợ thêm những kiến thức từ việc học thêm thì sẽ thúc đẩy quá trình tự học diễn ra thuận lợi hơn và có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Như vậy chỉ là không nên học thêm quá nhiều mà thôi”.
Về dự định trong trương lai, Hà Linh cho biết đã đưa ra quyết định chọn theo học tại Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Hà Linh xác định em theo học lớp chuyên Toán nhưng không định hướng theo hướng nghiên cứu hay vào ngành Toán, mà để rèn luyện cho mình một tư duy logic, sự nhanh nhẹn trong suy nghĩ.
“Em chọn môi trường là chủ yếu và cố gắng sẽ không chỉ học Toán mà học đều tất cả các môn”, Linh nói.
Cùng với việc cố gắng học tập và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa tại ngôi trường mới, Hà Linh cũng đặt ra mục tiêu sẽ săn được một suất học bổng để thỏa ước mơ du học trong tương lai.
Một số thành tích học tập của Bùi Hà Linh:
- Huy chương Đồng MYTS (Mathematical Young Talent Search) năm 2017
- Huy chương Bạc SMO (Singapore Mathematics Olympia) của Viện Toán Học Việt Nam năm 2017
- Giải Nhì AIMO (Australian Intermediate Mathematics Olympiad – AIMO) được tổ chức bởi Quỹ Ủy thác Toán học Úc -Australian Mathematics Trust – AMT) lớp 8, lớp 9.
Thanh Hùng
"> -
Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD-ĐT Quận 8, cho biết Phòng đã phê bình Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phong vì thông tin không rõ ràng giữa sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo khi bán cho phụ huynh. Phê bình hiệu trưởng vụ 'bán' bộ sách lớp 1 giá 800.000 đồngSự việc xảy ra vào giữa tháng 7, trong giai đoạn phụ huynh nộp hồ sơ vào lớp 1 cho con. Tại Trường Tiểu học An Phong, nhiều phụ huynh được nhà trường giới thiệu danh mục sách và dụng cụ dành cho học sinh lớp 1. Trong đó có tới 23 đầu sách, với tổng số tiền 807.000 đồng.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phong, TP.HCM bị phê bình vì bán 23 đầu sách (Ảnh: Phụ huynh chụp) Trong khi đó, trên website của trường công khai danh mục SGK lớp 1 chỉ có 9 đầu sách gồm: Tiếng Việt 1, Toán 1, Đạo đức 1, Tự nhiên và Xã hội 1, Âm nhạc 1, Mĩ thuật 1, Hoạt động trải nghiệm 1, Giáo dục thể chất 1, Tiếng Anh 1.
Như vậy, trong 23 đầu sách Trường Tiểu học An Phong giới thiệu cho phụ huynh có tới 14 đầu sách tham khảo.
Ông Dương Văn Dân cũng cho biết theo thống kê của trường, có 40 phụ huynh đã mua "trọn bộ". Phòng đã yêu cầu nhà trường liên hệ với những phụ huynh này. Nếu phụ huynh không có nhu cầu đối với bất kỳ đầu sách nào đều có thể trả lại nhà trường và nhận lại tiền.
Qua sự việc này, Phòng GD-ĐT Quận 8 yêu cầu tất cả các trường tiểu học trên địa bàn nghiêm túc rút kinh nghiệm, không bán kèm tài liệu tham khảo, dụng cụ học tập cùng với SGK…
Lớp 1 chỉ mua 8 cuốn SGK bắt buộc
Liên quan đến việc mua SGK, ngày 9/9, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản chỉ đạo gửi đến Phòng GD- ĐT các quận huyện trên địa bàn về trang bị SGK và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học.
Sở GD-ĐT TP. HCM yêu cầu Trưởng phòng GD-ĐT triển khai cho các trường tiểu học trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các nội dung về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo đã được quy định tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo đó, SGK là tài liệu bắt buộc sử dụng trong dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định.
Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên, khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục.
Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo, phụ huynh và học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và quyền tự chọn, không bắt buộc.
Đối với bộ SGK lớp 1 năm học 2020-2021, thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt gồm 8 môn học bắt buộc: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mĩ thuật và 1 môn học tự chọn là môn Ngoại ngữ 1 (tiếng Anh).
Trường tiểu học phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về SGK sử dụng tại nhà trường để học sinh và phụ huynh biết, thực hiện mua sắm.
Lê Huyền
Từ vụ 800.000/bộ sách lớp 1, sẽ xử nghiêm chuyện ‘nhập nhèm’ SGK, sách tham khảo
Vừa qua, việc một trường tiểu học ở TP.HCM giới thiệu tới phụ huynh bộ SGK, sách tham khảo, đồ dùng học tập lớp 1 với giá 807.000 khiến dư luận bức xúc. Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) đã có trao đổi về vấn đề này.
"> -
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch phát triển và quản lý nhà ở dành cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, chú trọng xây dựng nhà ở có giá từ 300 triệu đồng đến khoảng 1 tỷ đồng để phù hợp với khả năng thanh toán của các đối tượng.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016 – 2020, UBND TP.HCM sẽ phấn đấu xây dựng khoảng 20.000 căn nhà ở xã hội; 35.000 chỗ ở tập trung cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp và 10.000 chỗ ở tập trung cho sinh viên.
Trong giai đoạn này, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng 37 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất là 134,89 ha, quy mô khoảng 43.624 căn hộ; phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng 29 dự án với tổng diện tích đấtlà 46,69 ha, quy mô 19.436 căn hộ.
Thành phố cũng dự kiến hoàn thành 8 dự án nhà lưu trú công nhân với tổng diện tích đất là 18,60ha, quy mô 4.962 phòng, đáp ứng cho 31.180 chỗ ở tập trung cho công nhân.
Về ký túc xá sinh viên, trong năm 2017, thành phố sẽ khởi công xây dựng 1 dự án với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 4.000 m2, đáp ứng khoảng 250 chỗ ở tập chung cho sinh viên. Từ năm 2018 - 2020, thành phố tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư để đáp ứng thêm 3.250 chỗ ở còn lại cho sinh viên.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở xã hội cho người dân thành phố, TP.HCM cũng đưa ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới. Thành phố sẽ đa dạng hóa sản phẩm cũng như các loại hình nhà ở xã hội.
Theo đó, thành phố sẽ đa dạng hóa đối tượng phục vụ, đầu tư xây dựng nhiều loại nhà ở xã hội để bán, cho thuê, thuê mua phù hợp với nhiều đối tượng. Đồng thời, các dự án cũng đa dạng về diện tích, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, ký túc xã sinh viên có diện tích từ 25 - 35m2 để cho thuê. Các căn hộ nhà ở xã hội có 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ với diện tích từ 25 - 77m2 để bán, cho thuê, cho thuê mua.
Giá bán cũng được thành phố điều chỉnh đa dạng. Việc đầu tư xây dựng căn hộ nhà ở xã hội với nhiều loại giá khác nhau, từ 300 triệu đồng đến khoảng 1 tỷ đồng để phù hợp với khả năng thanh toán của các đối tượng.
Ngoài ra, thành phố cũng đa dạng về vị trí, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc gần những địa điểm này để phục vụ cho công nhân.
Đồng thời, đầu tư xây dựng ký túc xã sinh viên gần các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên các địa bàn quận huyện để bán, cho thuê, thuê mua cho các đối tượng đang sinh sống và làm việc trên địa bàn các quận huyện, phù hợp giữa nơi ở và nơi làm việc.
Quốc Tuấn - Diệu Thủy
Nhà ở xã hội đội giá
Bộ Xây dựng cho phép chủ đầu tư xây NƠXH được tính lãi suất cao vào giá bán khiến NƠXH có nguy cơ đội giá vì lãi suất biến động
"> TP.HCM sắp có 20.000 căn nhà giá từ 300 triệu