当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo U20 Iran vs U20 Indonesia, 18h30 ngày 13/2: Cửa dưới ‘tạch’ 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Sepsi vs Hermannstadt, 22h00 ngày 14/2: Cửa dưới đáng tin
BTV Hoài Anh là gương mặt quen thuộc với khán giả yêu truyền hình. Cô nhiều năm được yêu mến ở cương vị BTV dẫn bản tin Thời sự 19h trước khi chuyển sang Ban Văn nghệ của VTV.
Hoài Anh là một trong số những BTV sở hữu chất giọng miền Nam truyền cảm, cách xử lý tình huống khéo léo. Sau gần 20 năm gắn bó với truyền hình, Hoài Anh vẫn được khen là một trong những biên tập viên có vẻ đẹp cuốn hút, duyên dáng.
BTV Hoài Anh thời gian gần đây khá cởi mở hơn trong việc chia sẻ hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội.
![]() | ![]() |
BTV Hoài Anh từng đóng phim trước khi trở thành một người dẫn chương trình truyền hình. Không cần trang điểm quá cầu kỳ, cô vẫn tạo nên sức hút qua những hình ảnh được đăng tải.
![]() | ![]() |
Trên sóng truyền hình, Hoài Anh gắn liền với hình ảnh nữ biên tập viên chỉn chu, hầu hết diện áo dài. Ngoài đời, cô mặc đồ thoải mái hơn.
![]() | ![]() |
Bước sang tuổi 44, BTV Hoài Anh được khen ngày càng trẻ đẹp, có phong cách thời trang ấn tượng.
![]() | ![]() |
Hiện tại, Hoài Anh có sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc bên chồng và con gái Kỳ Uyên. Con gái của nữ BTV thừa hưởng vẻ ngoài xinh xắn, phúc hậu từ cả cha lẫn mẹ.
Clip hậu trường vui vẻ của BTV Hoài Anh và NSND Lê Khanh:
Mỹ Hà
Ảnh: NVCC
Về dàn sao Hoa ngữ trên thảm đỏ Cannes năm nay, một số video được chia sẻ trên mạng xã hội cũng cho thấy, mỹ nhân Trung Quốc Đồng Lệ Á cùng hai người bạn đồng nghiệp bị ban tổ chức đuổi khéo khi đứng quá thời gian quy định trên thảm đỏ.
Theo video, Đồng Lệ Á mải tạo dáng trên thảm đỏ và một thành viên ban tổ chức ra hiệu mời đi. Sau đó, cô cùng 2 đồng nghiệp khác bước lên cầu thang để ra cửa. Tuy nhiên, cả 3 vẫn nấn ná tạo dáng chụp hình. Sau hành động này, Đồng Lệ Á và hai đồng nghiệp đã bị ban tổ chức mời ra cửa để tránh gây ùn tắc.
Trước đó, TikToker Miles Moretti diện bộ trang phục họa tiết chăn con công lên thảm đỏ Cannes ngày đầu cũng gây tranh cãi. Bảo vệ đã mời TikToker này khỏi khu vực nhiều lần vì "câu giờ".
Đây không phải lần đầu sao Hoa ngữ xuất hiện trên thảm đỏ Cannes với hình ảnh “lố”. Những hành động trên đều bị phê phán nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Thu Hà
Ảnh, Clip: Weibo
Engfa Waraha lo lắng vì vụ kiện với công ty quản lý cũ.
“Đến khi Engfa Waraha tốt nghiệp cấp 3, công ty khuyến khích cô học lên bậc học cao hơn tại Đại học Walailongkorn Rajabhat. Công ty tiếp tục hỗ trợ cô ấy trong 4 năm học, kể cả chi phí đi lại bằng taxi. Chúng tôi chuẩn bị phòng thu, thuê thầy dạy thanh nhạc, nhảy, múa cho cô ấy. Công ty sản xuất ít nhất 15 bài hát, album và đĩa đơn cho Engfa Waraha”, Sangrawee Entertainment thông báo.
Sau khi phát hành sản phẩm, Engfa Waraha không nhận được sự chú ý nên lượng công việc ít ỏi. Tuy nhiên, công ty khẳng định chưa bao giờ khấu trừ % hoặc cắt giảm thu nhập của Engfah Waraha.
Công ty tuyên bố đã đầu tư để Engfa Warahathực hiện nhiều lần phẫu thuật thẩm mỹ như nâng mũi, chỉnh răng, tiêm mỡ, làm thon gọn khuôn mặt, giảm gò má… Trong thời điểm hợp đồng với công ty còn hiệu lực, Engfah Waraha đơn phương đăng ký thi Miss Grand Thailand 2022.
Chủ tịch Miss Grand International là Nawat Isaraklaisil cho biết đã nhận được đơn kiện từ công ty cũ của Miss Grand Thailand 2022. Trong khi đó, Engfah Waraha cho biết thông tin công ty cũ đưa ra không hoàn toàn đúng sự thật. Miss Grand Thailand 2022 chia sẻ mẹ cô lo lắng và căng thẳng vì vụ kiện. Hiện người đẹp giao việc xử lý vụ kiện cho luật sư.
Engfa Waraha sinh năm 1995, từng tham gia cuộc thi The Voice Thailand năm 2018. Năm 2022, cô giành chiến thắng ở cuộc thi Miss Grand Thailand. Người đẹp giành suất tham gia cuộc thi quốc tế Miss Grand International 2022, dự kiến diễn ra tại Indonesia vào tháng 10.
(Theo Zing)
" alt="Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2022 bị yêu cầu bồi thường hơn 33 triệu USD"/>Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2022 bị yêu cầu bồi thường hơn 33 triệu USD
Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Persis Solo, 19h00 ngày 14/2: Khó tin cửa trên
Điều này, theo Sở GD-ĐT, sẽ phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn ra phức tạp và đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
Sở GD-ĐT Hà Nội muốn giảm thời gian làm bài thi 4 môn vào lớp 10
Tuy nhiên, sau khi tờ trình của Sở GD-ĐT Hà Nội gửi UBND thành phố được lan truyền, đề xuất này đã vấp phải phản ứng trái chiều của nhiều phụ huynh, học sinh.
Phụ huynh L.Đ.L (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, trước đó, khi 2 phương án thay đổi về thời gian thi được nhà trường gửi tới phụ huynh, học sinh khối 9 để lấy ý kiến, 50/50 thành viên của lớp con chị đều lựa chọn phương án 2, tức giữ nguyên thời gian làm bài thi.
Lý do là bởi, suốt thời gian qua, học sinh đã quen với cấu trúc và cách thức phân bổ thời gian cho 120 phút với môn Toán, Ngữ văn và 60 phút cho môn Ngoại ngữ, Lịch sử.
Nếu thời gian thay đổi, cấu trúc đề cũng thay đổi, điều này sẽ khiến nhiều thí sinh bất ngờ và không thể phân bổ thời gian hợp lý.
Phụ huynh này cũng lo ngại những thí sinh có học lực yếu hơn sẽ thiệt thòi hơn vì phải làm vội vàng, “đuổi” theo thời gian nên dễ ảnh hưởng đến tâm lý.
“Kể cả đề có dễ, nhưng nếu không được làm thử trước, các con cũng sẽ rất dễ bị cuống trong quá trình làm bài.
Do đó, nếu như tờ trình này được thông qua, điều này sẽ gây ra nhiều thiệt thòi cho các con khi kỳ thi đã rất cận kề”, phụ huynh này nói.
Có con đang học lớp 9 tại một trường THCS ở Hà Đông, chị T.H.K cho biết, lớp con chị có 48 học sinh, nhưng có tới 47 học sinh mong muốn được giữ nguyên thời gian làm bài.
“Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là kỳ thi sẽ diễn ra, đến giờ này còn thay đổi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các con.
Nếu ra đề Toán, Ngữ văn kéo dài 90 phút, chắc chắn đề thi sẽ phải cắt bớt một số ý trong cấu trúc đề. Nếu cắt đi ý dễ sẽ thiệt thòi cho các con học mức trung bình, còn nếu cắt ý khó thì sẽ thiệt cho các con học sinh giỏi.
Thời gian giảm, nhiều con sẽ rất khó kiểm soát thời gian. Đặc biệt là ở môn Ngữ Văn, cách làm bài trong 120 phút sẽ rất khác 90 phút nếu các con không linh hoạt trong việc phân bổ thời gian làm bài”, phụ huynh này cho hay.
Sau khi đọc được tờ trình của Sở GD-ĐT, Phan Hà Linh, học sinh một trường THCS tại Đống Đa cũng bày tỏ sự lo lắng khi hầu hết các bạn trong khối 9 của trường đều mong muốn được giữ nguyên lịch thi.
“Đề ngắn hơn thì điểm của từng câu sẽ cao hơn, khả năng mất điểm sẽ nhiều hơn là gỡ điểm. Mặc dù đến thời điểm này, bản thân em đã ôn được tạm đủ kiến thức để bước vào kỳ thi, nhưng quả thực, sự thay đổi ở giờ chót này cũng khiến em không kịp xoay sở. Nếu không có chiến thuật làm bài tốt, để hoàn thành bài thi Văn trong 90 phút cũng sẽ rất ‘căng não’
Năm nay là một năm học sinh thiệt thời vì phải nghỉ dịch, học online nhiều hơn trong khi số môn tăng thêm so với năm ngoái. Đến giờ chót, chúng em chỉ muốn giữ sự ổn định như những gì Sở GD-ĐT đã thông báo trước đó”, Linh nói.
Rút ngắn thời gian để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh
Tuy nhiên, phương án này cũng nhận được sự đồng tình của một số phụ huynh. “Trong thời tiết nắng nóng thế này, thời gian làm bài thi dài trong một buổi sáng, các con không được ngồi điều hòa mà vẫn phải đeo khẩu trang, như thế sẽ rất khó đảm bảo sức khỏe.
Tôi ủng hộ việc giảm thời gian thi, miễn lượng kiến thức cũng phải được giảm đi để phù hợp với việc làm bài trong thời gian ngắn hơn”, một phụ huynh nêu quan điểm.
Đăng ký thi vào trường chuyên của Sở, T.H.K, học sinh lớp 9 tại THCS Trần Phú (Quận Hoàng Mai, Hà Nội) mong muốn được giảm thời lượng làm bài buổi sáng để có thời gian nghỉ ngơi, đủ sức thi môn chuyên vào buổi chiều.
“Em nghĩ rằng khi giảm thời gian làm bài thi thì các kiến thức của đề cũng sẽ được Sở GD-ĐT giảm tải cho phù hợp. Việc giảm thời gian sẽ có lợi hơn cho thí sinh dự thi cả môn chuyên như em”, K. nói.
Trên một diễn đàn dành cho phụ huynh, học sinh, một số phụ huynh cũng đồng tình việc giảm thời lượng thi cho thí sinh. “Với thời gian thi Toán, Văn kéo dài 120 phút, tại các hội đồng thi không có điều hoà, phụ huynh thử tưởng tượng xem các con mình sẽ khổ như thế nào?
Bản thân tôi vừa là giáo viên, vừa là phụ huynh có con thi đợt này, tôi ủng hộ việc giảm thời lượng thi cho các con để các con và giáo viên coi thi đỡ vất vả”, một phụ huynh nêu quan điểm.
Thời Vũ
UBND TP Hà Nội đồng ý điều chỉnh lịch thi, thời gian làm bài thi... tuyển sinh vào lớp 10 trong tình hình dịch Covid-19.
" alt="Phụ huynh lo sốt vó vì đề xuất giảm thời gian làm bài thi vào lớp 10 Hà Nội"/>Phụ huynh lo sốt vó vì đề xuất giảm thời gian làm bài thi vào lớp 10 Hà Nội
Và cũng như nhiều mẹ Việt khác, quan sát các cô cậu bé loắt choắt của những ông bố bà mẹ Tây, tôi cũng không khỏi nhiều lúc chạnh lòng thốt lên: Sao họ nuôi con nhàn thế? Sao họ giỏi huấn luyện con thế?
Chúng chủ động trong mọi nếp sinh hoạt ăn, ngủ, chơi. Chuyện trẻ con Tây tự giác, tự lập tốt thì có lẽ không có gì phải tranh cãi. Vấn đề là, mẹ Việt nào cũng ao ước dạy được con như thế, nhưng tại sao tình trạng than thở vì con thiếu tự lập vẫn là phổ biến, là số đông trong cộng đồng. Mẹ Việt sai ở chỗ nào?
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Tình cờ, trong vòng một tháng trời, tôi có hai trải nghiệm, hai chuyến thăm viếng tới hai nhà người bạn. Và chính ở đó, tôi đã phần nào rút ra được câu trả lời cho chính mình.
Nhà thứ nhất là nhà một bác gái tên H người Việt.
Hôm đó mẹ con tôi tới chơi, ăn trưa. Bác H là một phụ nữ tốt bụng, xởi lởi và nhiệt tình.
Tới lúc bày đồ ăn ra, bác giật mình lo lắng sợ món ăn bác chuẩn bị không phù hợp với con trai tôi.
Khi ăn, bác ra sức động viên nó, gọi là “nịnh” nó thì đúng hơn, để nó chịu ăn món ăn của bác. Rồi bác lại loay xoay tìm đồ nọ, kiếm đồ kia để kết hợp hòng cho nó ăn trôi chảy.
Thằng bé cứ lặng lẽ. Thật ra với đồ ăn Việt Nam, nó ăn uống cũng dễ hơn, nhưng cũng chỉ có một chút bún cho vào nước chấm, đối với tôi thế là đã quá đủ với cậu con khảnh ăn này.
Nhưng rồi, mừng quá, nó thầm thì lí nhí đề nghị được ăn thêm món thịt nướng. Bác H khoái chí nhất định đút từng miếng cho nó bất chấp can ngăn của tôi rằng để nó tự ăn.
Vừa đút vừa nựng nó, bác bảo: "Con ăn được thế thì quý quá, cứ để bác đút con ăn".
Cũng chỉ được đôi miếng, nhưng thế là nghiễm nhiên, thằng bé sắp qua 5 tuổi lại được đút ăn từng miếng một, như một em bé.
Khoảng hai tuần sau, mẹ con tôi lại có chuyến viếng thăm ăn tối tại nhà một người bạn người Canada, một phụ nữ lớn tuổi tên Sylvie.
Sylvie sống một mình, vì con cái lớn đã tách ra ở riêng hết.
Tiếp chúng tôi, Sylvie đã chuẩn bị xong xuôi đâu vào đấy đồ ăn cho bữa tối, nên dẫn cậu con trai tôi ra làm quen và chơi với con mèo bự của bà.
Trong khi đó, chúng tôi vẫn trò chuyện về công việc, về đồng nghiệp của cả hai ở trường. Tới lúc ăn, bà đề nghị con trai tôi cùng vào bếp giúp bà dọn đồ ra bàn ăn.
Tôi quan sát các món ăn, nhận ra đó toàn là những món sẽ không thuộc sở thích của cậu nhóc con.
Một chút xa-lát, với mấy cọng cần tây, cà chua, cà rốt, xà lách. Rồi món lườn gà cắt nhỏ xào khô khô với chút gia vị theo công thức đặc trưng của người Québec.
Kèm theo đó là cơm, một thứ cơm nấu bằng thứ gạo sấy phổ biến ở các nước phương Tây, nên thành phẩm thường là sẽ khá lạ lẫm, khó ăn đối với người tuyền ăn cơm gạo dẻo theo truyền thống 4000 năm cha ông để lại.
Chẳng một món ăn nào tôi nghĩ con tôi có thể ăn. Nhưng có lẽ cũng không phải điều gì to tát. Cậu con trai tôi đang rất nhiệt tình bưng đồ cho bà, và dường như nó cũng không có suy nghĩ gì về việc nó liệu có ăn được các món đang được đưa ra bàn kia không.
Trong bữa ăn, hai người lớn chúng tôi vẫn nói chuyện. Nhưng ở đây tôi không phải nhân vật chính duy nhất.
Bà nói chuyện với tôi hai câu, thì quay sang hỏi chuyện con tôi ba câu. Bà hỏi chuyện trường lớp của nó, nó thích chơi môn thể thao nào, nó thích con gì, thích đọc sách về côn trùng không.
Bà lại khoe cà rốt và cà chua trong món ăn là do bà lấy từ vườn nhà bà, còn có cả một cây cà rốt bà trồng trong nước trong lọ thuỷ tinh trên gác bếp, và bà đứng lên lấy cho nó xem.
Con tôi cũng mạnh dạn trò chuyện, trả lời bà, và rồi… trời ơi, nó ăn cà rốt. Chưa bao giờ tôi thuyết phục được nó ăn cà rốt. Nó luôn cự tuyệt, bất chấp tôi giải thích cà rốt tốt cho sức khoẻ như thế nào.
Cứ thế, cứ thế, nó ăn dần các món, dù không nhiều, nhưng món gì nó cũng thử một chút, về cơ bản thế cũng là tạm được, nhưng thật sự là quá sức tưởng tượng của tôi.
Cậu con tôi, luôn luôn cự tuyệt thử các món mới, từ chối cà rốt, cà chua, vậy mà hôm nay nó đã ăn, một cách rất tự nhiên, kể cả những thứ tôi biết chắc chắn nó không thích chút nào như món lườn gà xào khô và món cơm gạo sấy.
Kết thúc bữa tối, Sylvie lại hỏi nó: "Con có muốn giúp bà dọn bát đĩa vào bếp không?".
Tất nhiên là nó đồng ý. Sau đó nó quay ra, uống hết phần nước quả của nó, trước khi được bà dẫn ra chơi công viên gần nhà, nơi mà cả mấy mẹ con và bà đã chơi rất vui vẻ.
Tôi thật sự rất ngạc nhiên và ấn tượng về cái mà tôi gọi là “màn thể hiện xuất sắc” của con tôi trong buổi tối hôm đó ở nhà Sylvie, cả chuyện ăn uống, lẫn thái độ tích cực, cởi mở vui vẻ hoạt bát, khác hẳn bữa trưa ở nhà bác H mới chỉ cách đó 2 tuần.
Và tôi nhận ra, bữa trưa hôm ấy, con tôi lặng lẽ, thu mình, cô đơn, nó gần như một mình, dù thi thoảng có được bác H và mẹ quay ra hỏi han.
Mẹ và bác lâu ngày không gặp nhau, tíu tít trò chuyện, gần như bỏ quên nó.
Vào bữa ăn, nó cứ thế ngồi chờ được cho ăn. Kể cả lúc muốn ăn món này món khác, nó cũng chỉ dám lí nhí, thì thầm. Thật ra nó đã luôn cô đơn ở đó. Và cái cách mọi người lo lắng chăm bẵm cho nó, đút cho nó ăn, càng khiến nó trở nên tự ti, như một em bé chưa từng biết gì.
Tóm lại, nó không phải là một vị khách bình đẳng, ít nhất là so với mẹ, nó không được đối xử trọng thị ngang bằng mẹ.
Và tất nhiên, ở Việt Nam, không khó để nhìn thấy những người lớn cư xử tương tự với trẻ, do vậy không phải lỗi tại bác H, mà là tại tập quán của người Việt ta nói chung.
Trong khi đó, ở nhà Sylvie, ngay từ đầu, một cách rất tự nhiên như là vốn dĩ nó phải thế, bà đã luôn luôn coi nó là một vị khách quý, một người bạn bình đẳng.
Bà trò chuyện với nó không hề chểnh mảng. Bà hỏi nó, gợi chuyện để nó tự kể, sau đó bà hỏi lại, tỏ ra cực kỳ quan tâm và chăm chú. Bà cũng vui vẻ tạo điều kiện để nó được đóng góp công sức vào hoạt động chung.
Cứ thế, tự nó thấy nó có vai trò, có trách nhiệm, và nó thể hiện tự nhiên như những gì tôi đã thấy.
Cuối cùng, điều tôi nhận ra, đó là, muốn trẻ như thế nào, thì hãy coi nó là như thế để ứng xử.
Coi nó ngang hàng, bình đẳng, cư xử với nó như với người lớn, tự nhiên nó cũng sẽ cư xử ra dáng một người lớn.
Muốn trẻ tự giác, độc lập, nhưng vẫn ép nó ăn thứ này thứ kia, và vẫn đút cho nó, vẫn làm tất cả mọi việc cho nó (cho nhanh?!) thì bao giờ nó có thể tự giác, độc lập?
Muốn trẻ chững chạc, đàng hoàng như người lớn, nhưng lại không tôn trọng nó, không dành cho nó sự bình đẳng cơ bản nhất, thì bao giờ nó có thể lớn?
Lê Hân (Canada)
Bài viết này dành cho các cha mẹ muốn tham khảo nuôi dạy con kỹ năng sống theo quan điểm của người Nhật và của phương pháp Montessori.
" alt="Câu chuyện từ bàn ăn của hai người bà Việt Nam và Canada"/>